Thông báo: Đào Đại Tộc thực hiện việc biên dịch Tộc phả cổ có niên đại gần 160 năm
Được sự đồng ý của các cụ cao niên, trưởng các Chi tộc, dòng họ Đào Đại Tộc chính thức thông tin về việc biên dịch cuốn Tộc phả cổ của dòng họ có niên đại tính đến năm 2025 là gần 160 năm.
Cụ thể, cuốn Tộc phả hiện đang được lưu giữ tại từ đường của dòng họ Đào Đại Tộc thôn Trung Linh (xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) được soạn lần đầu bằng chữ Hán vào khoảng vào “thượng tuần” tháng 11, năm Đinh Mão (1867). (Thượng tuần, tức là khoảng 10 ngày đầu tiên của tháng) và do “Cư sĩ” hiệu “Thiện Dụ”, Đào Hữu Tuần biên soạn. (cư sĩ có đức hạnh) (thiện dụ là người có tài hoặc tâm đức trong việc dẫn dắt người khác theo điều thiện). Như vậy, tính đến tháng Giêng năm Ất Tỵ (2025) thì cuốn tộc phả cổ này đã trải qua niên đại là 157,26 năm,
Cuốn tộc phả cổ gồm 102 trang, ngoài chữ viết còn có 7 phả đồ ở các trang 3, 13, 28, 34, 44, 52, 59 được viết bằng chữ hán trên nền giấy dó, mực tàu. Qua gần 160 năm, cuốn tộc phả cổ của dòng họ Đào vẫn được giữ nguyên vẹn, ngoài một số yếu tố cũ đi do thời gian, thì toàn bộ nội dung, nét chữ và hình ảnh phả đồ đều còn nguyên vẹn, rõ nét. Hiện nay, cuốn tộc phả cổ đang được đại diện trưởng họ Đào Đại Tộc, là bác Đào Văn Huấn (chi Đệ Nhất) quản lý và gìn giữ.
Trang bìa trước/sau của cuốn tộc phả cổ niên đại gần 160 năm của dòng họ Đào Đại Tộc (thôn Trung Linh)
Với mục đích có thể gìn giữ được lâu hơn nữa các giá trị được biên soạn trong Tộc phả, đồng thời giúp cho các thế hệ con cháu dòng họ Đào Đại tộc ở thế hệ hiện tại (và sau này) có thể thuận tiện hơn trong việc đọc – hiểu về nội dung của Tộc phả, thì dòng họ Đào Đại Tộc đã thống nhất sẽ thực hiện việc biên soạn nội dung cuốn tộc phả cổ sang các ngôn ngữ tiếp theo. Cụ thể, nội dung cuốn tộc phả cổ sẽ được đánh máy lại chữ Hán, phiên âm chữ Hán đó sang chữ Nôm và dịch sang chữ quốc ngữ (sẽ có giải thích nếu cần thiết).
Cuốn tộc phả cổ gồm 102 trang, ngoài chữ viết còn có 7 phả đồ ở các trang 3, 13, 28, 34, 44, 52, 59 được viết bằng chữ hán trên nền giấy dó, mực tàu
Việc biên dịch cuốn tộc phả cổ lần này cũng là một hoạt động nhằm tôn vinh giá trị truyền thống và lịch sử của dòng họ; tạo tiền đề để con cháu các thế hệ của hiện tại và tương lai có thể gìn giữ được đúng, đủ dòng thời gian từ khi hình thành và phát triển của dòng họ. Được biết, việc này đã từng được Họ bàn nhiều lần nhưng chưa đủ điều kiện thuận lợi để thực hiện.
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BIÊN DỊCH TỘC PHẢ CỔ (Danh sách ban đầu, có thể sẽ còn bổ sung)
Sau khi đại diện các cụ cao niên và các Trưởng Chi tộc họp với cụ Trưởng họ Đào Văn Tuyên – thì Ban biên dịch cuốn tộc phả cổ lần này sẽ bao gồm các ông/bà có tên sau đây:
THÔNG TIN NGƯỜI DỊCH Cuốn tộc phả cổ của dòng họ Đào Đại Tộc sẽ được biên dịch bởi nhóm dịch thuật của ông Bùi Quốc Phong – chủ trang “Học chữ Hán Nôm”, tác giả cuốn “ Yếu Tự Tác Nghiệp – Viết Sớ Chữ Nho” thực hiện. |
Các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện biên dịch cuốn Tộc phả cổ họp bàn.thống nhất và ghi chụp lại dữ liệu ngày 10/02/2025
0 Comments