Sự hình thành và phát triển Họ Đào ở Viêt Nam
Phần họ Đào, ngoài 12 làng Đào xá ghi nhận trong sách này, có một làng Đào xá nổi tiếng về di chỉ trống đồng Đông Sơn và ngôi đình cổ kính nổi tiếng với tục bơi trải ở đầm Đào hiện thuộc huyện Tam Thanh tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra còn có làng mang tên hai họ là:Đào Đặng ở Tiên Lữ, Hưng Yên và các làng mang tên Đào Ngõa, Đào Ninh, Đào Tân, Đào Trường, Đào Thịnh, Đào Xuyên…Người ta còn thấy có 15 tên làng xã khác bắt đầu bằng chữ Đào là hoa đào như:Đào Động, Đào Lâm, Đào Khê, Đào Viên v.v…Có thể liên quan đến họ Đào.
A.HỌ ĐÀO Ở VIỆT NAM TỰ BAO GIỜ
Chúng ta có bằng chứng là người họ Đào đã có mặt ở Việt Nam từ thời các vua Hùng. Người họ Đào ở đây gắn bó với đất Việt yêu quý, với những cái tên rất Việt Nam như:Đào Nồi, Đào Đống, Đào Vực. Đó là những người đã xã thân bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngay từ thời kỳ đầu dựng nước.
Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu chuyện như vậy, qua thần tích các vị anh hùng dân tộc người họ Đào, được thờ làm thành hoàng ở nhiều làng rãi rác ở các vùng đất của Việt Nam.
Trong cuốn sách tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX của viện nghiên cứu hán nôm(NXBKHXH Hà Nội 1981)biên tập dựa theo sách”các tổng trấn xã danh bị lãm”của triều đình nhà Nguyễn Soạn, tính từ Nghệ Tĩnh trở ra, người ta ghi nhận được 36 tổng, xã, phường, thôn, mang tên Nguyễn xá, 35 tên Hoàng xá, 23 Đặng xá, 21 Lê xá, 19 Ngô xá, 19 Lương xá, 18 Vũ xá, 12 Đào xá,10 Đồng xá,9 Mai xá, 8 Lê xá, 6 Trấn xá,1 Lý xá.Họ Lý vì bị nhà Trần muốn tận diệt, viện lý do tổ họ Trần tên là Lý bắt phải đổi sang họ Nguyễn và các họ khác nên chỉ còn một làng Lý xá.
Phần họ Đào, ngoài 12 làng Đào xá ghi nhận trong sách này, có một làng Đào xá nổi tiếng về di chỉ trống đồng Đông Sơn và ngôi đình cổ kính nổi tiếng với tục bơi trải ở đầm Đào hiện thuộc huyện Tam Thanh tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra còn có làng mang tên hai họ là:Đào Đặng ở Tiên Lữ, Hưng Yên và các làng mang tên Đào Ngõa, Đào Ninh, Đào Tân, Đào Trường, Đào Thịnh, Đào Xuyên…Người ta còn thấy có 15 tên làng xã khác bắt đầu bằng chữ Đào là hoa đào như:Đào Động, Đào Lâm, Đào Khê, Đào Viên v.v…Có thể liên quan đến họ Đào.
Các làng mang tên một họ như kể trên thường ban đầu do cộng đồng những người cùng một họ lập ra, rồi sau có những người họ khác tới cộng cư nhưng vẩn còn mang tên ban đầu. Dĩ nhiên còn có nhiều làng khác vốn do một họ lập ra nhưng không mang tên họ ấy, như làng Thổ Khối ở Gia Lâm, làng Tú Đôi ở Kiến Thụy, Hải Phòng, đều do họ Đào có công sáng lập, làng Cổ Am huyện Vĩnh Bảo, xưa thuộc Hải Dương nay là Hải Phòng, họ Đào cũng chiếm đa số và có 6 họ Đào.
B. NHỮNG NƠI CÓ HỌ ĐÀO
Ta thư ghi trên bản đồ vị trí các huyện có các làng Đào Xá nói trên và cả các huyện là quê hương những người họ Đào được coi là danh thần, võ tướng các đời cùng với 47 vị đậu đại khoa trong 187 khoa Tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, 54 người họ Đào đậu Cử nhân trong 47 khoa thi hương thời nhà Nguyễn từ 1807 đến 1918, cùng những người nổi tiếng trong các ngành nghề khác mà ta ghi được ở quê quán, ta có một bản đồ.
Bản đồ này còn bỏ sót nhiều danh nhân họ Đào mà sử cũ không thấy ghi quê quán như Tể tướng Đào Tử Kỳ đời Trần, Thái bảo Đào Thạc Phụ đời nhà Lý v.v… nhưng cũng cho ta thấy được cụ thể các vùng định cư của người họ Đào thời xưa ở Việt Nam. Đối chiếu vào bản đồ từ Bắc xuống Nam, ta thấy người họ Đào xưa sống trong các tỉnh Tuyên Quang, Yên Ái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, PhúcYên, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh v.v…
Các vùng ấy đều nằm trong địa bàn sinh hoạt của người Lạc Việt cổ, thời Âu Lạc vè sau và dưới thời Bắc thuộc thì đấy cũng là nơi đặt châu trị, quận trị và huyện trị của Giao Châu, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
THEO CHÂN ÔNG BA BỊ ĐÀO DUY TỪ
Trước áp lực không gian sinh tồn của quốc gia khổng lồ phương Bắc, Nam tiến là hướng phát triển tự nhiên của dân tộc Việt Nam, còn tiếp tục cho đến cả ngày nay. Tuy nhiên, nhịp tiến về Nam không phải boa giờ cũng tiệm tiến mà có những lúc cấp bách theo sự đòi hỏi của tình hình. Đó là trường hợp Nguyễn Hoàng vội vã di chuyển vào phía Nam dãy Hoành Sơn, theo lời khuyên của Trạng Trình, tìm đất dung thân với những người cùng chí hướng, để tránh khỏi bị anh rể Trịnh Kiểm hãm hại
Trong dân gian có một hình tượng làm trẻ con phải ghê sợ vội nín khóc. Đó là hình tượng “ông Ba Bị chín quai mười hại con mắt hay bắt trẻ con”. Ít người biết rõ lai lịch của ông Ba Bị là như thế nào.
Nhà nghiên cứu lịch sử Ưng Trình, tác giả sách Việt Nam ngoại giao sử cận đại (Văn đàn Sài Gòn 1970) có dẫn một câu chuyện dã sử, theo đó, những tay hào kiệt bị Trịnh Kiểm nghi kị đều đi theo Nguyễn Hoàng vào khai thác Ô Châu. Mỗi người mang ba cái bị trên vai, trong hai bị ngồi hai trẻ em, còn một bị chứa đồ ăn. Đến đau cũng nghe tiếng khóc trong bị. Người ta đồn rằng: “Các ông Ba Bị đi bắt trẻ con”. Sau người ta muốn dọa trẻ con thì cứ nói “Ông Ba Bị”.
Tác giả viết rằng: trong 170 năm nhà Nguyễn đã mở mang bờ cõi từ Hoành Sơn vào tận Hà Tiên mà dân chúng là cháu chắt của những trẻ em năm xưa (1558) ngồi trên vai mấy ông Ba Bị.
Họ Đào cũng có một danh nhân theo bước mấy ông Ba Bị mà làm nên sự nghiệp. Đó là Đào Duy Từ (1572 – 1634) người làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Từ là người thông minh học rộng, có chí lớn, thường tự ví mình với Gia Cát Khổng Minh nhưng không được dự thi vì là con nhà Phường hát. Ông phẫn chí trốn vào Nam, theo Chúa Nguyễn.
Vừa là nhà chiến lược vừa là một kiến trúc sư đại tài, ông đã giúp Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên luyện quân, tuyển tướng đắp đồn lũy, chặn đứng các cuộc tấn công của quân nhà Trịnh, để yên tâm tạo dựng cơ đồ ở phương Nam., đẩy mạnh cuộc Nam tiến tới tận mũi Cà Mau.
Công trình kiến trúc quân sự do ông thực hiện là lũy Trường Dực ở Phong Lộc và lũy dài ở cửa Nhật Lệ, cũng thuộc tỉnh Quảng Bình. Lũy này cao 6m dài 12 cây số đắp năm 1630 gọi là Sư Lũy (tức Lũy Thầy) do thầy Đào Duy Từ đắp. Cái tên này chứng tỏ ông được Chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong trọng vọng dường nào.
Chính nhờ vào đồn lũy vững chắc đặt ở nơi hiểm địa và chúa tôi một lòng mà trong 45 năm chiến tranh Trịnh Nguyễn (1627 – 1672), 9 lần đánh lớn, không một lần nào quân Trịnh vượt được Định Bắc Trường Thành do Đào Duy Từ lập, mặc dầu quân thế bên Trịnh bao giờ cũng mạnh hơn.
Sự nghiệp phò Nguyễn của ông ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn có 8 năm, nhưng rất quan trọng đối với tiền đồ họ Nguyễn thời đấy, nên khi chết ông được phong tặng “Hiệp mưu Đồng đức công thần, Đặc tiến Trụ quốc, Kim Tử Vinh lộc đại phu”. Ông được liệt vào hàng Thượng đẳng công thần, được thờ ở Thái miếu, con cháu được tập tước. Đời Minh Mạng ông còn được gia phong Thái sư Đại học sĩ Hoằng Quốc công. Cai hạp Đào Duy Tình, Khâm sai Tham tán Đào Duy Mẫn đều là dòng dõi ông. (Có một bài riêng về danh nhân Đào Duy Từ).
Xuôi xuống phía Nam Bình Định, ở các xã Vĩnh Thạnh, Biểu Cháng huyện Tuy Phước, còn có một trung tâm họ Đào khác khá phồn thịnh. Cuối triều Nguyễn đã sản sinh được 7 vị cử nhân Hán học, nổi danh nhất là Đào Tấn (1845 – 1907), Thượng thư, Tổng Đốc, Hiệp Biện Đại Học Sĩ (Ông còn là nghệ sĩ tuồng). Trong số này có ba con và một cháu Đào Tấn. Từ Hà Tĩnh trở vào, ngoài Bình Định là một trung tâm lớn của họ Đào, các nơi khác người họ Đào cũng đều góp công khai khẩn lập ấp. Có thể kể con cháu Thống chế Đào Chí, Đào Tấn Ngoạn ở Phú Yên, họ Đào Bá ở Hải Lăng, Quảng Trị. Họ Đào còn có ở Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Biên Hòa, Gia Định, Long An, Gò Công, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, Tây Ninh v.v…
Cuộc Nam tiến không phải chỉ bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (1558), Đào Duy Từ (1625). Lịch sử còn ghi Lê Đại Hành đã chinh phục Chiêm Thành thừ 997, Lý Thánh Tông đã thu phục ba châu Đại Lý, Ma Linh và Bố Chính (Quảng Bình, Quản Trị) từ năm 1069 và năm 1075 đã cho dân Việt vào ở. Vua Trần Anh Tông đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân lấy Châu Thuận, Châu Hóa (tức Nam Quảng Trị, Huế và Bắc Quảng Nam). Năm 1402, Hồ Quý Ly chiếm hai đất Chiêm Đông (Thăng Bình) và Cổ Lũy (Quãng Ngãi) đặt quan cai trị và cho dan nghèo các lộ khác đem vợ con vào khai khẩn.
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn bắt vua Chiêm Trà Toàn lập ra đạo thứ 13 là đạo Quãng Nam đã từ Bắc theo vua tùng chinh, khai canh điền thổ có công. Đó là Khâm Sai trấn Quảng Nam Dinh, Ký Lục Vệ, Khang Lộc Hầu Đào Văn Ẩn, đứng hàng đầu trong 7 vị tiên hiền sáng lập ra làng Nông Sơn hiện còn bai đá ghi chép. Họ Đào Ngọc ở Thanh Khê Đà Nẵng với 4 phái 15 chi. Họ Đào ở Duy Trinh Quảng Nam cũng là những nhánh lớn của họ Đào định cư lâu đời ở phương Nam.
C. TRONG SỐ HỌ TIÊU BIỂU
Dù cho nguồn gốc từ đâu thì người họ Đào trên đất Việt nay hoàn toàn là người Việt Nam mang những đặc tính của dân tộc Việt Nam.
Ở trên chúng ta đã ghi nhận 13 họ thường gặp ở Việt Nam đứng đầu là họ Nguyễn. Đằng khác chúng ta lại nhận thấy một họ tiêu biểu ở Việt Nam gói ghém trong câu chuyện về Bà Thánh Phủ Giầy, một nhân vật có thật trong lịch sử nhưng lại mang nét thần thoại của tín ngưỡng Việt Nam là Đào Tam Phủ mà thánh mẫu là Liễu Hạnh Công Chúa.
Theo thần tích thì Bà Chúa Liễu vốn là Quỳnh Hoa Tiên Nương ở đệ nhị tiên cung giáng trần tất cả đến ba lần. Lần đầu với tên là Giáng Tiên, bà sinh ra vào đời Lê Anh Tông năm 1557, tại nhà Lê Thái Công, dòng dõi vua Lê Lợi, đến ở quê vợ làng An Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định, làm con nuôi Trần Công, dòng dõi vua nhà Trần, cũng đến ở quê vợ tại đây, và kết duyên với Đào Lang con quan sĩ họ Đào.
Lần thứ hai bà giáng trần với tên Liễu Hạnh, lại kết duyên với Đáo Sinh (hậu thân của Đào Lang) ở vừng Rừng Đào, Kẻ Sót, Nghệ An. Cả hai lần bà sống cuộc đời của một người phụ nữ bình thường, nổi tiếng hiếu nghĩa.
Lần thứ ba bà giáng trần vào đời vua Lê Huyền Tông (1663-1674), không còn vướng bận chuyện chồng con mà là để làm nhiệm vụ khiến thiện trừng ác, phò nước giúp dân, do Ngọc Hoàng Thượng Đế giao phó, làm thánh mẩu đạo Tam Phủ, tiến ngưỡng dan gian thuần túy Việt Nam, thể hiện tinh thần hòa đồng tôn giáo của người Việt. (Theo Bà Chúa Liễu của Hoàng Tuấn Phổ, NXBThanh Hóa 1990).
Nguồn đọc: Đào Xuân Thành ( Theo Họ Đào Việt Nam)
0 Comments